Posts

Showing posts from February, 2011

Thiết lập hệ thống chương trình EpiData

Image
Bài viết này sẽ giới thiệu các lựa chọn trong phần cài đặt hệ thống cho EpiData Để vào được phần này, các bạn vào thẻ File>Option và sẽ hiện ra cửa sổ như sau: Ở đây có rất nhiều thẻ con khác nhau, chúng ta lần lượt đi từng thẻ một: 1. Thẻ Editors : Chọn kiểu font và nền bản ghi khi tạo form (trước khi nhập) Để chọn kiểu font, bạn vào phần Select font và chọn kiểu, cỡ và màu của chữ viết trên bản ghi Để chọn kiểu nền, bạn vào phần Background để chọn màu nền  Cuối cùng bạn chọn độ dài của 1 tab bằng cách điền số vào ô The TAB key inserts  2. Thẻ Show data form: Thẻ này bạn có các lựa chọn để điều chỉnh dạng vùng nhập giá trị và bản ghi khi nhập Font and background color: Chỉnh sửa bản ghi khi nhập liệu Field colours: Chỉnh sửa vùng nhập giá trị    Field colour: Màu của vùng nhập giá trị    Colour: Màu vùng giá trị của biến được chọn Field style: Kiểu của vùng giá trị (3D, 2D có khung, 2D không khung) Line height: Độ cao dòng nhập gi...

Tạo quy luật (Checks) trong Epidata

Image
Sau khi tạo được form như mình đã post ở bài viết Tạo Form trong EpiData , các bạn sẽ lưu lại thành file .REC rồi vào phần Checks để chúng ta thiết lập quy luật khi nhập giá trị cho các biến. Dưới đây là cửa sổ để ta tạo quy luật: Phần màu xanh: Tên của biến Range, Legal: Khoảng giá trị cho phép của biến Jumps: Nhảy sang biến mong muốn Must enter: Bắt buộc phải gõ ENTER khi kết thúc nhập giá trị Repeat: Các giá trị của biến lặp lại ở các bản ghi sau Value label: Tên nhãn của các các giá trị Tuy nhiên, đó chỉ là những lệnh cơ bản trong quá trình tạo quy luật của công việc nhập giá trị cho biến. Sau đây là cách sử dụng các lệnh phức tạp hơn. Bước 1: Các bạn chọn option Edit , sẽ xuất hiện bảng sau: Trên bảng luôn luôn có dòng đầu tiên là tên biến , dòng cuối cùng là END (nghĩa là kết thúc quá trình tạo quy luật) Bước 2: Tạo thêm các kiểu quy luật tùy theo mong muốn của bạn. Sau đây là các lệnh cơ bản: RANGE : Đặt khoảng cho phép giá trị của biến JUMPS : Đặt b...

Tạo Form trong EpiData

Image
Như mình đã giới thiệu ở bài viết EpiData và Các Lựa Chọn , việc tạo form trong Epidata là rất quan trọng. Tuy nhiên, đây là việc khá đơn giản, vì thế mà EpiData rất được ưa chuộng trong ngành Y (vốn nhiều người không rành về vi tính). Để tạo form nhập liệu mới, bạn chỉ cần chọn option 1. Define Data>New .QES file là xong Cửa sổ của khung nhập liệu sẽ trắng hoàn toàn để bạn có thể tự do nhập. Bạn cũng có thể chọn Field Pick List để hỗ trợ bản thân khi nhập liệu như sau. Trong phần field pick list: Numeric: Nhập số - Ký hiệu # Dòng 1: Số chữ số trước dấu thập phân  Dòng 2: Số chữ số sau dấu thập phân     Text: Nhập chữ - Ký hiệu: _  Dòng 1: Chữ bình thường Dòng 2: CHỮ VIẾT HOA  Dòng 3: Sự mã hóa các chữ (Cái này mình chưa rõ lắm, sẽ trình bày sau ^^) Dòng 4: Độ dài của phần nhập chữ Date: Nhập ngày - Ký hiệu dd/mm/yyyy Dòng 1: dạng ngày/tháng/năm - Auto: chọn ngày nhập Dòng 2: dạng tháng/ngày/năm - Auto: chọn ngày nhập  Dòn...

EpiData và Các Lựa Chọn

Image
EpiData là phần mềm hoàn toàn miễn phí dùng trong thống kê số liệu với các chức năng đơn giản, dễ sử dụng và có thể thay đổi linh hoạt các quy luật khi nhập. Entry này sẽ giới thiệu cho các bạn toàn cảnh và các chi tiết về cách chỉnh sửa quy luật cho các biến trong form nhập của chương trình. Rất mong được các bạn đóng góp cho bài viết bằng cách comment chi tiết ở dưới cùng ^^ Giao diện chính khi khởi động EpiData 1. Define Data: Lựa chọn để tạo một file .qes ---> tạo khung xương của form Bạn có thể chọn new .qes để làm trên một bản mới hoàn toàn, hoặc sửa một bản cũ bằng cách chọn open .qes (Dưới đây mình chọn option open .ques và được 1 bản đã lập form sẵn như hình. 2. Make Data File: Lựa chọn để tạo một file .rec ---> bản có thể tạo quy luật và nhập được Bạn có thể chọn Make Data File để tạo một file .rec và sẽ cửa sổ như sau Dòng thứ nhất bạn chọn đường dẫn đến file .qes của bạn (thường được phát hiện sẵn - vì trước đó bạn đã mở file .qes rồi mà) Dòng thứ hai ...