Thiết lập hệ thống chương trình EpiData

Bài viết này sẽ giới thiệu các lựa chọn trong phần cài đặt hệ thống cho EpiData
Để vào được phần này, các bạn vào thẻ File>Option và sẽ hiện ra cửa sổ như sau:
Ở đây có rất nhiều thẻ con khác nhau, chúng ta lần lượt đi từng thẻ một:

1. Thẻ Editors: Chọn kiểu font và nền bản ghi khi tạo form (trước khi nhập)
Để chọn kiểu font, bạn vào phần Select font và chọn kiểu, cỡ và màu của chữ viết trên bản ghi
Để chọn kiểu nền, bạn vào phần Background để chọn màu nền 
Cuối cùng bạn chọn độ dài của 1 tab bằng cách điền số vào ô The TAB key inserts 

2. Thẻ Show data form:

Thẻ này bạn có các lựa chọn để điều chỉnh dạng vùng nhập giá trị và bản ghi khi nhập
Font and background color: Chỉnh sửa bản ghi khi nhập liệu
Field colours: Chỉnh sửa vùng nhập giá trị
   Field colour: Màu của vùng nhập giá trị
   Colour: Màu vùng giá trị của biến được chọn
Field style: Kiểu của vùng giá trị (3D, 2D có khung, 2D không khung)
Line height: Độ cao dòng nhập giá trị (1 dòng, 1 dòng rưỡi, 2 dòng)
Tab indents:

3. Thẻ Create data file: 
First word in question is field name: Từ đầu tiên sẽ là tên của biến 
Automatic field name: 10 ký tự đầu tiên sẽ là tên của biến
Letter case of field name: Dạng của chữ cái của tên biến (viết hoa hết, viết thường hết, nguyên bản)

4. Thẻ Documentation:
Đây là nơi chỉnh font chữ cho bản bao quát toàn cảnh chi tiết của file .rec sau khi đã nhập liệu xong. 
Cách chỉnh sửa giống như các phần trước.

5. Thẻ Advanced:

Thẻ này giúp chúng ta chỉnh sửa các tùy chọn nâng cao của chương trình:
First ID number in new data file: Chọn số thứ tự đầu tiên cho 1 bản ghi của một file .rec
Error messages: Có hay không xuất hiện thông điệp báo lỗi trong quá trình nhập liệu (Dấu tick là có)
Sounds: Xuất hiện hay không âm thanh báo (Dấu tick là có)
Language: Tùy chọn ngôn ngữ
Restore all options to default values: Đưa tất cả các chỉnh sửa trong cài đặt hệ thống về tình trạng ban đầu (Rất hữu ích khi ta bị rối trong quá trình chỉnh sửa cài đặt)

6. File associations:

Thẻ này giúp ta chọn những định dạng file mà EpiData hỗ trợ. Nếu tick vào file nào thì khi bật file đó lên, chương trình đọc file đó sẽ là EpiData. Nó tương đương với lại lệnh Open with... trong Windows vậy.

Như vậy là bạn có thể làm chủ được hệ thống EpiData rồi. 

Tuy nhiên mình muốn lưu ý với các bạn là nên để về trạng thái ban đầu vì như thế là tiện lợi nhất cho chúng ta khi tạo form và nhập liệu. Tất nhiên, nếu muốn chỉnh sửa cho phù hợp với hoàn cảnh và sở thích thì tốt nhất là sử dụng công cụ này.

Comments