Cấu trúc lệnh để CHECK trong EpiData

Như chúng ta đã biết, phần Check trong Epi xuất hiện một bảng lệnh khá đơn giản bao gồm có Range (khoảng giới hạn), Jumps (Bước nhảy), Must enter (buộc phải nhập), Repeat (lưu lại giá trị cho bản nhập kế tiếp) và Label (nhãn của giá trị) - Xem hình dưới đây:


 Tuy nhiên, các lệnh này làm giới hạn rất nhiều tính chính xác và nhanh chóng của người sử dụng, đặc biệt là trong những survey lớn và phức tạp. Chính vì điều này mà chúng ta cần phải biết thêm được những lệnh khác trong Epi để linh hoạt hơn trong việc thiết kế cũng như nhập liệu.

Bài viết này sẽ trình bày cơ bản cấu trúc của một bản Check và các lệnh bổ sung của Epi:


1. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MỘT BẢN CHECK

Bản check là một cửa sổ có dạng như hình dưới đây:
- Dòng đầu tiên bao giờ cũng là "Tên biến"
- Bắt đầu từ dòng thứ 2 trở đi là các lệnh tùy chỉnh kèm theo.
- Dòng cuối cùng bao giờ cũng là "END"
- Khi viết lệnh thì có thể viết bằng chữ thường hoặc chữ hoa tùy sở thích. Sau mỗi lệnh nên xuống dòng. Khi bắt đầu mỗi dòng thì viết lệnh luôn.

2. CÁC QUY TẮC CƠ BẢN CỦA MỘT LỆNH 

Để có thể viết một bản check tốt, chúng ta cần phải nắm rõ được quy tắc khi viết một lệnh. Cả một bản check sẽ bị lỗi khi có một lệnh bị sai quy tắc. Do đó, khi đảm bảo được các lệnh viết đúng, chúng ta sẽ không phải mất thời gian làm đi làm lại nhiều lần.

Quy tắc 1: Khi bắt đầu một lệnh điều kiện "IF" nào thì chúng ta phải nhớ đến việc kết thúc nó. Điều đó có nghĩa là với n lần "IF" thì phải có n lần "ENDIF".

Quy tắc 2: Đối với các lệnh có nội dung bên trong như BEFORE ENTRY, AFTER ENTRY, JUMPS hay COMMENT LEGAL thì cần phải kết thúc bằng END.

Quy tắc 3: Các lệnh không có nội dung  như MUSTENTER, REPEAT, hay RANGE thì không cần phải sử dụng END.

3. CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG CHECK

- Dấu cộng - trừ - nhân - chia - mũ: "+", "-", "*", "/", "^"
- Dấu lớn hơn - nhỏ hơn - bằng - khác: ">", "<", "=", "<>"
- Dấu thể hiện không có giá trị: "." (Ví dụ:  c3 không có giá trị ta ghi "c3= .")
- Dấu trích dẫn: " "
- Dấu hoặc - và: "OR", "AND"
- (còn bổ sung sau)
4. CÁC MẪU CHECK CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU




 Đang viết - To be continued....

Comments

Popular posts from this blog

Tạo quy luật (Checks) trong Epidata

Các lệnh Tools trong EpiData